Lập hội đồng thẩm định giá độc lập để định giá lại giá trị khu đất SVĐ Chi Lăng
16:42
29/07/2016: Tòa mời luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh)

Ý kiến của bị cáo Phạm Công Danh liên quan đến giá trị khu sân vận động Chi Lăng với đối tác là có thật. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố nên việc đàm phán không thực hiện được. Trong 2 năm qua, ông Danh bị bắt nên chưa có cơ hội đàm phán lại được.

Thay mặt nhóm luật sư cho ông Phạm Công Danh, luật sư Hoài đưa ra các ý kiến gồm:

+2 bản định giá mà tòa đưa ra đều thiệt thòi cho bị cáo Danh. Đề nghị tòa cho bị cáo Danh được lựa chọn phương án thứ 3 là phương án đã trình bày.

+Thứ hai là những tài sản đó hiện đang bị cơ quan điều tra kê biên làm tài sản đảm bảo nên bị cáo Danh cũng không thể đàm phán bán được.

Hội đồng xét xử: Nếu ngày mai, ngày mốt có đối tác chuyển tiền mua các tài sản kia thì tòa sẽ xem xét chứ không thể chờ đợi Tập đoàn Thiên Thanh đàm phán thời gian dài được.

Hoặc nếu có hội đồng thẩm định độc lập nữa thẩm định giá trị tài sản có giá trị nhỏ hơn 1.260 tỷ hoặc lớn hơn 2.600 tỷ thì chúng tôi sẽ xem xét.

Luật sư: Nếu trong quá trình xét xử có thể có hội đồng xét xử chấp thuận xem xét hội đồng thẩm định tài sản thì xin phép cho ông Phạm Công Danh và luật sư của ông Danh được phép có ý kiến về thẩm định.

Hội đồng xét xử quyết định thành lập Hội đồng định giá độc lập của Bộ tài chính và dù kết quả thẩm định này như thế nào thì cũng phải chấp nhận không được có ký kiến về kết quả này.

Luật sư: Thưa Hội đồng xét xử là theo quy định của luật thì không được tước đi quyền của người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Công Danh.

-Hội đồng xét xử: Chúng tôi không cướp đi quyền của ông Phạm Công Danh nhưng luật sư và ông Danh lưu ý là sau khi Hội đồng định giá thẩm định giá lại thì mức giá nào cũng sẽ phải chấp nhận.

Hội đồng xét xử yêu cầu thư ký tòa lưu ý một lúc nữa sẽ công bố Thành lập hội đồng định giá của Bộ tài chính.

– Phạm Công Danh: Ý kiến của luật sư Hoài là hoàn toàn đúng nhưng tôi xin bổ sung thêm. Tôi thực sự bàng hoàng khi có định giá cho rằng lô đất của tôi chỉ còn 1.260 tỷ đồng. Tôi thực sự cảm ơn tòa đã cho phép thành lập hội đồng định giá độc lập để tôi yên tâm hơn. Ngoài ra, việc định giá cần bao gồm khoản đền bù cho những khu đất của dân mà giờ đã toàn quyền sử dụng của tôi.

Còn nếu mà tòa có định giá 1.260 tỷ đồng thì cho phép tôi được gặp người nhà nộp tiền mua lại dự án này và cũng đem dự án này đi thế chấp ngân hàng khác (họ định giá 100 triệu/m2) để khắc phục.

-Bị cáo lưu ý là 1.260 tỷ là để xem xét trách nhiệm hình sự của bị cáo chứ không phải là giá trị lô đất. Còn nếu mà người nhà bị cáo nộp tiền vào đúng khoản tiền tín dụng các bị cáo đã vay ngân hàng thì mới là yếu tố để xem xét hành vi gây hậu quả.

-Xin Hội đồng xét xử xem xét vấn đề này. Nếu người nhà tôi thanh toán dứt điểm khoản nợ này với ngân hàng thì không thể xem xét hình sự tôi ở hạng mục này vì tôi không có gây thất thoát thì không thể xử lý phạt tôi. Mong Hội đồng xét xử làm rõ chỗ này để chúng tôi có động lực thực hiện hành vi khắc phục hậu quả.

Tòa kết thúc, thứ Hai tuần tới tiếp tục xử án.

Phạm Công Danh xin bán đất để khắc phục hậu quả
16:28
29/07/2016: Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh

Phiên tòa chiều 29/7: Phạm Công Danh mong muốn có cơ hội khắc phục – Ảnh 1.
-Giờ nghỉ giải lao, luật sư của bị cáo đã tư vấn cho bị cáo liên quan đến việc mời đối tác của bị cáo đến chưa? Đã đưa địa chỉ cho thư ký tòa chưa?

-Dạ thưa, có một số thông tin là bảo mật nên luật sư của bị cáo sẽ trực tiếp làm việc với tòa.

-Bị cáo lưu ý đây là phiên tòa công khai. Vì thế nếu mời đối tác của bị cáo lên thì chúng tôi cũng sẽ hỏi công khai. Hiện tại đã có 2 định giá như chúng tôi đã nói và chúng tôi đã lựa chọn mức định giá cao hơn là 2.600 tỷ để có lợi cho bị cáo. Bị cáo lựa chọn định giá nào?

-Tôi rất cảm ơn quý tòa đã cho tôi cơ hội được trình bày. Tôi cũng cảm ơn quý tòa đã lựa chọn mức định giá cao cho tôi nhưng nếu cho tôi lựa chọn 1 trong 2 bị cáo thì tôi xin phép không lựa chọn cả 2. Vì tôi là chủ sở hữu nên tôi hiểu rõ giá trị khu đất của tôi.

Các đồng nghiệp của tôi định giá tài sản là định giá trong tương lai chứ không phải định giá thực tế. Tức nếu không có gì biến động thì giá trị tương lai của dự án sẽ là như thế. Đây là mảnh đất ở vị trí rất đẹp.

Trong phạm vi được pháp luật cho phép thì tôi xin được tự bán lô đất để khắc phục hậu quả.

Phạm Công Danh tin sẽ khắc phục được nếu như có cơ hội

15:20
29/07/2016: Tòa hỏi Phạm Công Danh

-Bị cáo Phan Thành Mai trả lời thế đúng không?

-Theo nguyên tắc thì là như thế. Tôi không khẳng định là tôi không sai nhưng mong Hội đồng xét xử xem xét thêm.

-Về đề án CoreBanking mà các bị cáo khác đã khai thì bị cáo có thấy đúng vậy không?

-Con số rút tiền đó là đúng. Cho tôi trình bày là bối cảnh đó. Tại sao các anh, chị khác không nói thẳng ra bối cảnh đó? Là vì họ sợ trách nhiệm và tôi hoàn toàn thông cảm với họ.

Tôi đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn, liên tục chi tiền. Chính vì thế họ đặt niềm tin rất lớn vào tôi. Đến giai đoạn gần như khủng hoảng, không có tiền để chăm sóc khách hàng. Thậm chí tôi lấy cả tài sản của vợ tôi để xử lý việc chăm sóc khách hàng.

Chính bối cảnh đó khiến chúng tôi phải xử lý rút tiền như thế.

Lúc đó tôi cũng tìm hiểu các ngân hàng khác và cũng nghiên cứu cách thức họ làm. Chênh lệch lãi suất từ 6-8% dành để chăm sóc khách hàng.

Trong hoàn cảnh hết sức căng thẳng, bức xúc như vậy, tôi mới hỏi anh Mai có cách gì để xử lý được tình trạng hiện tại và lúc đó anh Mai có nói cách thức mượn tạm ứng hơn 63 tỷ từ dự án CoreBanking.

-5 người hay 7 người hay 3 người thì tôi không rõ nhưng tôi xin chịu trách nhiệm việc này. Tôi tôn trọng tòa trong câu hỏi có bao nhiêu người tham gia nhưng tôi không nhớ và dù là 10 người thì cũng là ý chí của tôi, tôi xin được nhận trách nhiệm việc đó.

-Toàn bộ số tiền hơn 63 tỷ đồng là dùng để chăm sóc khách hàng hay còn dùng việc khác?

-Thực sự thì tôi không thể nhớ. Chỉ có 1 điều tôi khẳng định rằng lúc đó số tiền 63 tỷ là rất nhỏ trong số các khoản tiền dùng để chăm socs khách hàng. Có thể lúc đó tôi không dùng hết 63 tỷ nhưng sau đó lại sử dụng rất nhiều và dùng thêm nhiều tiền nữa.

-Trước khi tiền chuyển vào tài khoản của bị cáo thì tiền chuyển vào tài khoản đồng sở hữu của Mai Hữu Khương, Phan Minh Tùng, Trần Anh Thi hoặc là từ tài khoản Nguyễn Thị Quỳnh Trang đi. Bị cáo giải thích gì chỗ này, các bị cáo khác nói làm dưới sự chỉ đạo của bị cáo?

-Tôi có chỉ đạo hay không thì tôi cũng không nhớ nữa nhưng tôi chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc đó thì tôi cần nhiều nhân viên và tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh làm việc đó.

Lúc đó chúng tôi chia chỉ tiêu huy động cho các chi nhánh, ứng trước tiền cho họ. Ý tôi như thế này: Nếu huy động 1 đồng thì phải chi bao nhiêu đồng thì phải ứng trước chứ không phải huy động rồi mới trả. Lúc này hoạt động nó là như thế.

-Các bị cáo khác khai ngoài việc rút hơn 63 tỷ đồng thì cũng rút 581 tỷ đồng thông qua hợp đồng thuê 2 trụ sở khống. Xung quanh việc rút 581 tỷ đồng thuê trụ sở có đúng không?

-Cho phép tôi trình bày thêm một chút để rõ hơn các ý kiến của các đồng nghiệp của tôi. Tôi cũng tôn trọng các đồng nghiệp của tôi về nhận thức, có thể trước đó họ nhận thức khác, trước Hội đồng xét xử nhận thức khác, cũng có thể là họ sợ trách nhiệm. Tôi không trách họ.

Đến bây giờ tôi vẫn nhận thức là khoản này là rút ra để tạm ứng, sau đó sẽ bán tài sản để khắc phục. Về chứng từ có thể chúng tôi dựng khống nhưng bản chất bên trong là như thế.

Từ khi tôi bị bắt đến nay tôi chưa có cơ hội để khắc phục, nếu cho tôi cơ hội để khắc phục thì tôi tin tôi khắc phục được.

-Thôi được rồi, bị cáo sẽ có cơ hội để khắc phục. Như vậy là bị cáo xác nhận việc thuê trụ khống là có thật. Bị cáo đang xin Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh đó để xem xét đúng không?

-Tôi mong Hội đồng xét xử xem xét lại là việc này là Tạm ứng chứ không phải là rút toàn bộ. Tạm ứng để hoàn trả chứ không có ý định chiếm đoạt.

268 Tô Hiến Thành là tòa nhà 8 tầng. Tòa nhà này đã được xây dựng rồi, được quyền sử dụng còn 40 năm. Lúc đó ngân hàng ở chung cư, căn hộ…nên các tổ kể cả tổ giám sát cũng đi rồi và biết rằng nhu cầu thuê trụ sở là có thật.

Ngoài ra, tôi xin Hội đồng xét xử xem xét lại vấn đề bảo rằng Trung Dung không hoạt động. Thực tế là Trung Dung hoạt động rất lớn có nhiều dự án.

Tôi không nhớ hết cụ thể việc này vì đây không phải là vấn đề chủ trương của tôi mà mọi người đều biết trên cơ sở nhu cầu sử dụng trụ sở mới khang trang.

Bị cáo mong muốn nói rằng là bị cáo còn nhiều tài sản khác và mong muốn có cơ hội khắc phục, bị cáo chỉ mượn tạm thôi và khắc phục về sau. Với mong muốn đó thì Hội đồng xét xử sẽ tạo điều kiện, tạo bằng mọi giá để bị cáo khắc phục.

Bị cáo nghĩ thế nào khi các bị cáo khác trong đó có Phan Thành Mai khai rằng là hợp đồng là rút tiền cho Phạm Công Danh rút tiền ra để chăm sóc?

-Ở đây có thể anh Phan Thành Mai có chút hiểu nhầm hoặc không hiểu hết trong việc đó. Nếu là rút để chăm sóc thì tôi cũng sẽ nhận thôi nhưng sự thật là không đúng. Tôi thấy may mắn là tòa này tổ chức ở TP.HCM, tòa có thể xem 2 mặt bằng 268 Tô HIến Thành và Sư Vạn Hạnh. Tôi đã bỏ rất nhiều tiền bạc, công sức vào đó để xây dựng, trang hoàng 2 mặt bằng này. Tôi hoàn toàn không đồng ý việc 2 hợp đồng đó là khống để rút tiền. 2 trụ sở này là có thực, Hội đồng xét xử xem xét lại, không phải để rút tiền.

Bị cáo trình bày khoản đầu tư tài chính 900 tỷ thông qua Lộc Việt?

-Bối cảnh ngân hàng lúc đó rất khó khăn. Tôi có làm việc với anh Mai xem có cách gì để huy động vốn, mượn tiền cổ đông, mượn tiền nhân viên…để lo được tiền cho ngân hàng. Anh Mai cũng không trả lời ngay.2-3 tuần sau đó thì anh Mai có bảo với tôi có phương án như thế. Trước đó tôi không hề biết anh Hà. Anh Hà muốn gặp tôi thì tôi cũng gặp anh Hà và cũng chỉ gặp vài phút thôi. Tôi đồng ý hoàn toàn chủ trương đầu tư tài chính còn cách làm cụ thể thì anh Hà và anh Mai làm việc với nhau để thực hiện.Tôi cũng xin nói thêm là lúc đó tôi có nhiều tài sản, bất động sản chưa có thế chấp ở đâu và sẽ bán. Anh Mai cũng tin tưởng thế chứ tôi không có sự lừa đảo ở đây.

-Như vậy thì bị cáo đồng ý vấn đề đầu tư tài chính qua Lộc Việt còn bối cảnh là như thế?

-Tôi làm thì tôi nhận. Tôi không có chối vấn đề này.

Thế còn hợp đồng cho các doanh nghiệp vay, thế chấp các tài sản ở Chi Lăng?

-Khi chưa có bên khác thẩm định lại giá trị đất ở Chi Lăng thì mong Hội đồng xét xử khoan hẵng xem đó là khoản gây thất thoát. Tài sản đó là công sức, trí tuệ của tôi và bằng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì tôi rất hài lòng với lô đất ở đó.Các đồng nghiệp của tôi rất sợ khi trả lời trước Hội đồng xét xử. Họ nhìn thấy thất thoát thì sợ trách nhiệm. Còn thực tế thì tôi hiện tại không định giá các bất động sản này. Tôi chưa bán bất động sản này.

-Tức bị cáo không đồng ý kết luận của cơ quan điều tra là gây thất thoát hơn 2 nghìn tỷ vì khi chưa có đơn vị thẩm định giá khác thì Hội đồng thẩm định giá Đà Nẵng định giá dự án đó là 1.260 tỷ đồng. Còn công ty thẩm định giá Miền Nam định giá 2.600 tỷ đồng. Chúng tôi lấy con số có lợi nhất cho bị cáo là 2.600 tỷ đồng. Như vậy, cấn trừ khoản tiền mà các bị cáo đã rút ra thì gây thất thoát hơn 2 nghìn tỷ đồng.Bị cáo muốn con số nào?

-Tôi chưa có cơ hội trình bày thì tôi không đồng ý sử dụng những kết quả thẩm định này. Lúc nãy quan tòa đã bảo sẽ tạo điều kiện cho tôi khắc phục hậu quả nhưng tôi chưa có cơ hội để khắc phục. Đã có đối tác trả giá cho tôi để mua khu đất của tôi 250 triệu đô cách đây 3 năm. Nếu bị cáo có cơ hội khắc phục, bị cáo xin bán các tài sản này.

-Bây giờ họ có ý định mua không?

-Vì bị cáo chưa có cơ hội làm việc lại với họ nên hiện không biết.

-Nếu bây giờ tòa muốn mời họ lên để hỏi liên quan thì có được không?

-Dạ được.

-Vậy bị cáo cung cấp địa chỉ cho luật sư của bị cáo. Và luật sư cung cấp địa chỉ cho thư ký tòa. Nếu việc mời bên này đúng quy định của pháp luật thì chúng tôi sẽ mời đối tác của bị cáo theo địa chỉ bị cáo cung cấp.

Vì sao VNCB thua lỗ nặng?
15:04
29/07/2016: Hội đồng xét xử mời Phan Thành Mai

– Bị cáo là TGĐ VNCB. Bị cáo cho biết vì sao có sự thua lỗ nặng nề như thế? 2 nguyên nhân Phạm Công Danh đưa ra đúng không? Còn nguyên nhân nào khác nữa?

– Về khoản thua lỗ thì cho phép bị cáo được nói thêm về trách nhiệm của nhóm cổ đông cũ và nhóm mới. Số liệu trước năm 2012 là trách nhiệm của nhóm cũ Phú Mỹ. Sang năm 2013 là trách nhiệm của nhóm cổ đông mới. Nguyên nhân thua lỗ là trích lập dự phòng rủi ro nhóm Phú Mỹ và Phương Trang. Năm 2012 chưa trích lập dự phòng cho các khoản này.
Con số trích lập dự phòng thì bị cáo đã rất cân nhắc khi trình HĐQT.

Năm 2013 trích lập khoảng 12-15 nghìn tỷ, chủ yếu do nhóm cũ. Còn năm 2014 là trích lập dự phòng cho nhóm mới, chủ yếu là cho các khoản cho vay.

-Việc trích lập dự phòng thì về sau ngân hàng có thể được hoàn nhập. Qũy nào để ngân hàng trích lập như thế?

-Phần trên báo cáo tài chính là theo nguyên tắc kế toán. Việc trích lập đó cũng là vấn đề kế toán. Số liệu đầu 2014 đến cuối 2014 là do lỗi của các bị cáo khiến thua lỗ. Còn sang 2013 thì là trích lập dự phòng trên sổ sách. Lúc đó VNCB không có tiền mặt nên trích lập trên sổ sách.

Áp lực dồn hết lên chúng tôi và ngân hàng lỗ là tất yếu
14:20
29/07/2016: Phiên tòa buổi chiều tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh

Phiên tòa chiều 29/7: Phạm Công Danh mong muốn có cơ hội khắc phục – Ảnh 1.
-Sau thời gian nghỉ trưa sức khỏe bị cáo có tốt hơn không?

-Tôi rất mệt nhưng tôi cố gắng.

-Sau một thời gian nhóm cổ đông mới tiếp quản VNCB thì ngân hàng này kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nhiều nghìn tỷ (cụ thể xem chi tiết tại đây). Bị cáo có ý kiến xung quanh chỗ này?

(Phạm Công Danh yêu cầu sử dụng viết và giấy, tòa đồng ý)

– Bị cáo Phạm Công Danh xác nhận số lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu mà tòa đọc. Tuy nhiên, việc điều hành có chức danh khẳng định được là anh Phan Thành Mai. Tôi không có ý định đổ tội cho anh Mai nhưng anh Mai có thể làm rõ hơn vấn đề này. Mong tòa tạo điều kiện cho anh Mai nói thêm về vấn đề này.

Tôi sử dụng không quá 5% thời gian ở Tập đoàn Thiên Thanh. Thời gian còn lại tôi dành cho việc tái cơ cấu ngân hàng.

Trong suốt thời gian đó ngân hàng VNCB ở dưới dạng kiểm soát đặc biệt, không được tăng trưởng tín dụng. 95% không thu hồi được nợ. Áp lực dồn hết lên chúng tôi và chúng tôi không được tăng trưởng nên việc lỗ là tất yếu.

-Bị cáo trả lời ngắn gọn là việc âm vốn, thua lỗ này tiền chạy đi đâu?

-Trách nhiệm điều hành lớn nhất là ở tôi. Tôi thừa nhận trách nhiệm ở đây. Các nhóm nợ không trả được trong nhiều tháng, nhiều năm. VNCB không được tăng trưởng tín dụng. Những yếu tố đó khiến VNCB bị lỗ.

Tôi cũng xin nói thêm là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan chức năng cũng không làm được thì không cách gì mà chúng tôi làm nổi. Lúc đó tôi cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là xem xét và theo dõi những khó khăn của chúng tôi.

Tôi cũng đã gửi văn bản đi khắp các nơi để xem xét cho chúng tôi.

– Như vậy, bị cáo khẳng định thua lỗ có những nguyên nhân như: Trả lãi, nợ khó đòi. Còn nguyên nhân gì nữa không?

– Nguyên nhân chính thì tôi đã trình bày, có nguyên nhân gì nữa thì mong Hội đồng xét xử hỏi thêm để tôi biết trả lời.

Theo Trí thức trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *